Quy trình thực hiện thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC trạm gas (LPG)

5
(1)

Đầu tiên, để trạm gas (LPG) đưa vào sử dụng thì phải được cơ quan PCCC thẩm duyệt và nghiệm thu PCCC.  Việc thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC trạm gas có thể kết hợp với thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC của cả tòa nhà, nhà máy. Điều này sẽ giúp giảm chi phí và thời gian so với thẩm duyệt và nghiệm thu PCCC từng phần.

Các bước thực hiện để được thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC trạm gas (LPG)

Bước 1: Kiểm tra bản vẽ mặt bằng, kiểm tra thực tế hiện trạng xem khu vực đặt trạm gas có đủ khoảng cách an toàn không ?

Yêu cầu đối với trạm cấp LPG có hệ thống dàn chai chứa

  1. Sức chứa tối đa của trạm cấp cho phép là 1000 kg.
  2. Trạm cấp đặt trong nhà dân dụng, công nghiệp có sức chứa dưới 700 kg và phải đảm bảo thông gió, an toàn phòng chống cháy nổ. Trạm cấp phải ngăn cách với các phần khác của tòa nhà bằng tường chắn, trần, nền kín, có giới hạn chịu lửa ít nhất là 150 min.
  3. Trạm cấp đặt ngoài nhà dân dụng, công nghiệp phải có mái che làm bằng vật liệu không cháy, cách biệt với các tòa nhà khác hoặc hàng rào ranh giới của công trình bên cạnh có khoảng cách tối thiểu 1 m với sức chứa dưới 400 kg; 3 m với sức chứa từ 400 kg đến 1000 kg.

Yêu cầu đối với trạm cấp LPG là trạm bồn (LPG)

Bước 2: Triển khai bản vẽ thiết bị , phương tiện PCCC theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

Việc thiết kế hệ thống gas phải đảm bảo các quy chuẩn và tiêu chuẩn dưới đây. Ngoài ra, hiện tại nghị định số 50/2024/NĐ-CP mới ban hành cơ quan PCCC sẽ không thẩm duyệt về đồ án quy hoạch. Đây là một trong những điểm mới trong nghị định sửa đổi lần này.

-TCVN 7441- 2004: Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) tại nơi tiêu thụ: Yêu cầu
thiết kế, lắp đặt và vận hành.
– QCVN 10 : 2012/BCT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hoá lỏng
– QCVN 02 : 2020/BCT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc giá về an toàn bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng

– Nghị định số 50/2024/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.

Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ thiết kế thẩm duyệt, dự toán về trạm gas (LPG)

Phải phân biệt rõ quy mô công trình thuộc đơn vị nào quản lý về PCCC. Có 2 đơn vị chịu trách nhiệm thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu PCCC là phòng cảnh sát PCCC của tỉnh và cục cảnh sát PCCC. Để biết rõ quy mô công trình thuộc đơn vị nào quản lí tham khảo tại phụ lục Va và Vb của nghị định 50/2024/NĐ-CP.

DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH THUỘC THẨM QUYỀN THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CỦA CỤC CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ
(Kèm theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ)

1. Nhà có chiều cao trên 150 m.

2. Công trình xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự.

3. Dự án quan trọng quốc gia; Nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, Trụ sở Chính phủ, Trụ sở Trung ương Đảng; nhà làm việc của cơ quan công an cấp Trung ương.

4. Dự án không phân biệt nguồn vốn đầu tư đáp ứng tiêu chí phân loại dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công (trừ các dự án đầu tư xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước do cấp tỉnh là chủ đầu tư) có công trình thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Trung tâm thương mại có tổng diện tích sàn trên 30.000 m2.

b) Nhà cao từ 25 tầng trở lên: nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội, nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá, nhà hỗn hợp, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà của cơ sở bưu điện, cơ sở viễn thông, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu, cơ sở phát thanh, truyền hình.

c) Cảng hàng không, công trình tàu điện ngầm.

d) Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.

đ) Nhà máy lọc dầu; nhà máy chế biến khí; nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học có tổng công suất trên 500.000 tấn sản phẩm/năm; kho xăng dầu có tổng dung tích chứa trên 100.000 m3; kho chứa khí hóa lỏng có tổng dung tích chứa trên 100.000 m3.

e) Khu liên hợp gang thép có dung tích lò cao trên 1.000 m3; nhà máy in tiền; nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô có tổng sản lượng trên 10.000 xe/năm; nhà máy sản xuất, lắp ráp xe máy có tổng sản lượng trên 500.000 xe/năm; nhà máy sản xuất hóa chất cơ bản, hóa chất nguy hiểm độc hại, hóa chất vô cơ, hữu cơ, hóa chất công nghiệp khác có tổng sản lượng từ 10.000 tấn/năm trở lên; nhà máy sản xuất, kho trạm chiết nạp sản phẩm hóa dầu có tổng sản lượng từ 50.000 tấn/năm trở lên; nhà máy sản xuất pin hóa học có tổng sản lượng trên 250 triệu viên/năm; nhà máy sản xuất, tái chế ắc quy có tổng sản lượng trên 300.000 KWh/năm; nhà máy sản xuất săm, lốp ô tô, máy kéo có tổng sản lượng trên 1 triệu chiếc/năm; nhà máy sản xuất sơn có tổng sản lượng trên 100.000 tấn/năm; nhà máy bột giấy và giấy có tổng sản lượng trên 100.000 tấn sản phẩm/năm; nhà máy sản xuất thuốc lá có tổng sản lượng trên 200 triệu bao thuốc lá/năm; nhà máy sản xuất/lắp ráp điện tử (điện lạnh có tổng sản lượng trên 300.000 sản phẩm/năm; nhà máy chế tạo linh kiện, phụ tùng thông tin và điện tử có tổng sản lượng trên 400 triệu sản phẩm/năm).

g) Công trình nhiệt điện có tổng công suất từ 600 MW trở lên; công trình thuỷ điện có tổng công suất trên 1.000 MW; công trình điện rác có tổng công suất trên 70 MW; trạm biến áp điện áp từ 500 kV trở lên.

h) Công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của khu công nghiệp có diện tích từ 500 ha trở lên.

DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI THUỘC THẨM QUYỀN THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CỦA PHÒNG CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ
(Kèm theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ)

1. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn quản lý trừ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự theo phân cấp.

2. Dự án, công trình xây dựng trên địa bàn quản lý thuộc Phụ lục V trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và các dự án, công trình quy định tại Phụ lục Va.

3. Dự án, công trình trên địa bàn quản lý thuộc Phụ lục Va khi cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định này.

Bước 4: Tiến hành thi công theo thiết kế đã được cơ quan PCCC thẩm duyệt

Việc thi công phải đảm bảo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt. Trong quá trình thi công nếu có thay đổi thì phải thẩm duyệt bổ sung hoặc thẩm duyệt thay đổi nộp cho cơ quan PCCC.

Bước 5: Nghiêm thu PCCC đối với trạm gas.

Sau khi thi công trạm gas, và trạm gas đã được kiểm định bởi đơn vị thứ 3. Sẽ tiến hành mời công an PCCC đến nghiệm thu công trình. Sau khi nghiệm thu đạt thì đơn vị PCCC sẽ phát hành biên bản đã được nghiệm thu PCCC của đơn vị có thẩm quyền.

Một số dự án tiêu biểu đã được công ty Lửa Việt thực hiện

  • Nhà máy TNHH Shun an (Nghệ an) – Lắp đặt trạm 02 bồn LPG 3,5 tấn
  • Dự án nhà máy Jehong (Nam Định) – Lắp đặt trạm 01 bồn LPG 50 tấn
  • Dự án nhà máy HUMC (Thái Bình) – Lắp đặt trạm 01 bồn LPG 15 tấn
  • Dự án nhà máy bánh kẹo Keki (Hải Dương) – Lắp đặt trạm 02 bồn LPG 25 tấn

Liên hệ tư vấn: Mr Nam – 0969 516 513

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 1

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969 516 513
0969 516 513